Thúy Ngọc
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Giáo viên phải thấy rõ ý tưởng thiết kế mới của Chương trình
Điều đầu tiên, ông sẽ nói với các giáo viên về Chương trình GDPT tổng thể - tức “ngôi nhà chung” sau năm 2020 - bao gồm ý tưởng, triết lý và điều gì là quan trọng nhất.
Điều quan trọng nhất, theo ông, “không phải dạy cho học sinh dừng ở biết mà phải biến cái biết đó thành làm được cái gì. Kiến thức không mất đi mà phải biến thành hành động. Nếu kiến thức chỉ phục vụ cho kỳ thi là không ăn thua”.
Sau “ngôi nhà chung” là toàn bộ chương trình GDPT, ông sẽ nói đến “căn phòng riêng” là chương trình môn Toán.
“Cần phải giúp giáo viên hiểu được, dù ở bất cứ cấp học nào, nếu hiểu được ý tưởng của chương trình sẽ tạo cho họ niềm tin”.
GS.TSKH Đỗ Đức Thái - Thành viên Ban phát triển Chương trình GDPT mới, Chủ biên Chương trình môn Toán
GS Thái cho rằng, cải cách nhanh nhất trong giáo dục là... đi từ từ, không đốt cháy giai đoạn và nóng vội trong cải cách giáo dục. Chương trình mới thực chất vẫn là “con đường xưa” nhưng có thêm vài vách ngăn mới.
“Chúng ta không thể đuổi một lúc 400.000 giáo viên tiểu học để đòi hỏi một lúc bằng 400.000 con người mới có thể truyền tải được những nét tươi mới hoàn toàn của Chương trình GDPT mới. Chuyện đó là điều hoang đường ở tất cả mọi nơi trên thế giới”.
Tôi rất sợ những kiểu tập huấn dạng như các thầy kẻ bảng gồm hai cột, một cột là chương trình lớp 1 hoặc lớp 6 hiện hành, cột hai là chương trình mới và chỉ ra những chỗ được bổ sung. Các thầy dạy như vậy là “giết chết” chương trình Toán”, GS Đỗ Đức Thái nói.
Ông cũng khẳng định vấn đề ở đây không phải nội dung chương trình thêm bớt thế nào. Vấn đề là chương trình đã được thiết kế theo một ý tưởng hoàn toàn khác và giáo viên phải thấy rõ ý tưởng thiết kế mới đấy.
Giáo viên ước muốn được nghe điều gì?
Ông Thái cho rằng giáo viên không muốn nghe những điều cao xa. “Trong quá trình đi tập huấn cho giáo viên Hà Nội và đi thực nghiệm tại các tỉnh, tôi thấy giáo viên không phải quá kém về vốn hiểu biết và về kỹ năng dạy học.
Cái họ kém là hiểu biết chung về GDPT mới và chương trình môn Toán mới sẽ trôi theo con đường ra sao, đi từ đâu và cắm đến ngọn hải đăng nào. Vì thế, tôi nghĩ điều giáo viên muốn nghe đầu tiên là những vấn đề chung”.
Điều thứ hai, ông cho rằng giáo viên (đặc biệt ở cấp Tiểu học) muốn nghe là dạy như thế nào. “Họ muốn các thầy phải cầm tay chỉ việc những bài khó dạy thế nào, mạch kiến thức mới (ví dụ như chương trình môn Toán mạch xác suất thống kê có đưa vào từ lớp 2) triển khai ra sao,…
Những vấn đề như thế hơi khó nói bởi nó gắn liền với thói quen của giáo viên là “trước mặt phải có quyển SGK và phải dạy đúng như trong sách” - ông Thái nhận xét và nêu quan điểm, khi tập huấn giáo viên phải đạt được mục tiêu "SGK chỉ là một công cụ, phương tiện dạy học, thậm chí giáo viên không cần SGK cũng được".
Thầy cô phải phân tích, hiểu chương trình, sau đó mới huy động năng lực sẵn có trong con người để triển khai chương trình mới. Còn bước tập huấn SGK, đó là công việc của các nhà xuất bản.
“Lý tưởng nhất là khi chúng ta không còn SGK nữa, mỗi giáo viên là một cuốn sách cho riêng mình”, GS.TSKH Đỗ Đức Thái nói.
Cuối cùng, có một điều khi đi tập huấn giáo viên rất muốn nghe nhưng ông không bao giờ dám trả lời là “Thi cử thế nào?”.
Ông cho rằng nếu cứ thi như tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội vừa qua, về cơ bản chương trình GDPT mới môn Toán sẽ “chết từ trong trứng”.
“Chúng ta còn thi như thế thì việc dạy và học vẫn sẽ như thế. Cách đây không lâu, tôi thấy ở Hà Nội diễn ra kỳ thi vào lớp 6 của Trường THCS Ngoại ngữ. Khi tìm hiểu thông tin tôi mới thấy đó là một kỳ thi khó ngang với tuyển sinh vào ĐH Harvard. Chúng ta còn học như thế thì không bao giờ thay đổi được giáo dục”, GS Thái nêu quan điểm.
“Muốn đào tạo hiền tài, nguyên khí phải trong như ngọc”. Vậy mà thi vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam vừa qua, số thí sinh có điểm tổng kết tất cả các năm tiểu học toàn điểm 10 nhiều vô kể.
“Ngày xưa, tôi đi học cũng rất giỏi nhưng cũng không làm được điều ấy. Chúng ta đang làm “hàng nhái” từ nhỏ”, ông Thái thẳng thắn nói.
Thúy Nga
-Bộ trưởng Nhạ đề xuất giải pháp sẽ tổ chức biên soạn một bộ SGK theo hướng thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và thông báo rộng rãi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK đăng ký.
" alt=""/>Tuyển sinh như vừa qua, chương trình giáo dục phổ thông mới “chết từ trong trứng”Giống như nhiều học sinh mê khoa học khác, Andrew Jin quan tâm tới sự tiến hóa của loài người. Tuy nhiên, Jin – một trong 3 quán quân giành chiến thắng trong cuộc thi Tìm kiếm tài năng khoa học Intel với giá trị giải thưởng lên tới 150.000 USD – đã đưa đam mê của mình đi xa hơn.
Jin đã sử dụng thuật toán tiếp nhận tự động để tìm ra các đột biến trong gen người – loại đột biến mà một ngày nào đó có thể được sử dụng để sản xuất thuốc có khả năng đánh bại các loại bệnh như HIV và tâm thần phân liệt.
Ban đầu, nam sinh 17 tuổi muốn tìm hiểu cách mà con người đã tiến hóa trong 10.000 năm qua. “Tôi muốn làm vì tò mò. Tôi bắt đầu suy nghĩ về chọn lọc tự nhiên và tiến hóa. Chúng ta hiểu rất nhiều về lý thuyết nhưng chúng ta lại chẳng biết gì trên thực tế. Tôi tò mò về những đột biến gen giúp chúng ta trở thành một giống loài thông minh và khéo léo”.
Từ đó, Jin quyết định nghiên cứu 179 chuỗi DNA ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Mỗi chuỗi gen gồm 3 triệu cặp base DNA – quá nhiều nếu không có sự giúp đỡ của một thuật toán. Vì thế, cậu đã thiết lập một thuật toán tiếp nhận tự động và tìm ra 130 đột biến có khả năng thích ứng, liên quan tới phản ứng miễn dịch và trao đổi chất – những thứ đóng vai trò trong sự tiến hóa của con người.
Sau khi tham gia một chương trình nghiên cứu ở MIT vào kỳ nghỉ hè, Jin hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình và tìm ra một số đột biến gen, trong đó có đột biến liên quan tới kháng viêm màng não và giảm tính mẫn cảm với những virus như cúm và HIV. Phát hiện này có thể được các công ty dược phẩm sử dụng trong việc phát triển một loại thuốc mới.
Jin cho rằng phát hiện của cậu hoàn toàn mới mặc dù đã có những nghiên cứu tương tự.
Tuy nhiên, vẫn còn là một con đường dài phía trước trước khi Jin có thể đưa nghiên cứu của mình vào ngành công nghiệp dược phẩm.
“Đã có bằng chứng rất chắc chắn về việc những đột biến này có khả năng kháng bệnh, tuy nhiên để chắc chắn, tôi sẽ phải làm những thí nghiệm sinh học để nghiên cứu cơ chế bảo vệ của chúng. Đó là việc mà tôi đang rất háo hức được thực hiện ngay bây giờ” – Jin nói.
Khi vào đại học (hiện Jin vẫn chưa chắc chắn sẽ vào trường nào), Jin dự định theo đuổi ngành khoa học máy tính hoặc sinh học.
Thế nhưng, đó cũng chưa phải là tất cả những gì nam sinh này thể hiện xuất sắc. Cậu còn là một tay chơi piano tài năng, từng biểu diễn ở Nhà hát Carnegie Hall (New York).
“Tôi còn là một hướng đạo sinh nhiệt tình” – Jin tiết lộ.